Để lập báo cáo tài chính đơn giản và chính xác, kế toán có thể tham khảo các bước trong bài viết sau.
1. Báo cáo tài chính gồm những gì?
Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng cân đối kế toán được hiểu là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có, sở hữu và những gì mà doanh nghiệp nợ ở một thời điểm nhất định. Nói rõ hơn, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định.
Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tài sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
>> Tham khảo: Nghệ thuật Anti-PR: 3 bài học từ sếp PR của Apple.
Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần.
Lãi lỗ:
- Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm:
- Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần
- Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý
- Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí,…
>> Tham khảo: Mẹo để hoàn thành bài thuyết trình bán hàng thành công.
2. Các bước lập báo cáo tài chính
Để lập được một báo cáo tài chính hoàn chỉnh một cách đơn giản, chính xác nhất, kế toán viên có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành sắp xếp chứng từ kế toán
Đây là bước đầu tiên trong quy trình tạo lập một báo cáo tài chính. Đối với công việc này, bạn cần thực hiện một cách tỉ mỉ, đảm bảo đúng trình tự thời gian. Có như vậy, mới thuận tiện cho việc kê khai, kiểm tra báo cáo.
Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, kế toán viên cần thực hiện kiểm tra dựa trên những chứng từ kế toán đã sắp xếp trước đó.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể kể đến như phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, báo nợ…
Bước 3: Phân loại nghiệp vụ phát sinh theo tháng/ quý
Các nghiệp vụ phát sinh bao gồm: chi phí trả trước, chi phí khấu hao,… đều cần được phân loại rõ ràng để giúp việc kê khai báo cáo tài chính được chuẩn chỉnh.
Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
>> Tham khảo: Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Bước 4: Tiến hành rà soát, tổng hợp nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản
Để tổng hợp thông tin kê khai một cách chính xác, đây là bước tiếp theo mà kế toán không thể bỏ qua. Trong đó, các nhóm tài khoản có thể rà soát có thể được phân loại thành:
- Nhóm hàng tồn kho
- Nhóm công nợ phải thu và phải trả
- Các khoản đầu tư
- Các khoản chi phí trả trước
- Tài sản cố định
- Doanh thu
- Giá vốn
- Chi phí quản lý
Lưu ý rằng, trường hợp phát hiện sai sót, kế toán cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại ngay để đảm tính chính xác khi kê khai báo cáo tài chính.
Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp, kết chuyển doanh thu
Sau các bước rà soát nêu trên, công việc tiếp theo cần thực hiện để đảm bảo không có số dư ở cuối kỳ là tiến hành bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ lãi.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính
Kế toán viên sẽ thực hiện lập báo cáo tài chính theo quy định trên phần mềm HTKK để hoàn tất kê khai.
Trình tự cụ thể như sau:
- Mở phần mềm HTKK, đăng nhập bằng tài khoản của doanh nghiệp.
- Tại giao diện chính của phần mềm HTKK, chọn chức năng “Báo cáo tài chính”. Tùy thuộc vào chế độ để lựa chọn bộ báo cáo tài chính phù hợp để tiến hành kê khai.
- Tại “Niên độ tài chính”, điền đầy đủ thông tin được yêu cầu rồi nhấn “Đồng ý”.
- Màn hình hiển thị giao diện “Nhập tờ khai”.
- Điền đầy đủ các thông tin tại 03 biểu: CĐKT, KQHĐSXKD, LCTTGT. Tiếp đó chọn ô “Ghi” và đợi hiển thị thông báo “Đã ghi dữ liệu thành công!”.
- Cuối cùng, ấn chọn “Kết xuất XML” và lưu file đã kết xuất vào máy tính để làm dữ liệu nộp lên cơ quan thuế.
3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Theo điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp BCTC cụ thể như sau:
3.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
3.1.1. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý
Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
3.1.2. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm
Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
>> Tham khảo: Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao.
3.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Theo Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định về trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính như sau: