Báo cáo tài chính hợp nhất là một loại báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin cho cổ đông của công ty mẹ. Báo cáo này sẽ cho thấy được bức tranh tổng thể về cả quá trình và hoạt động cho cả tập đoàn. Vậy khi nào cần nộp báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ?
1. Quy định về trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất
Tại Điều 5 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn, cụ thể:
a) Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược (được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu).
b) Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng tại điểm a nêu trên:
Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;
Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (nếu có nhu cầu).
…
Dựa vào những quy định trên thì công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thuộc sở hữu nhà nước là đối tượng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất.
>> Tham khảo: Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
2. Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất
Căn cứ Điều 6 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ như sau
Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
>> Tham khảo: Tỷ lệ bỏ qua là gì?
3. Quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất
Quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin, báo cáo tài chính riêng sau đó tổng hợp điểu chỉnh và cộng hợp các chỉ tiêu tương ứng
Bước 2: Thực hiện các bút toán điều chỉnh hợp nhất:
- Loại 1: Điều chỉnh chênh lệch giữa FV & GTGS ở trong tài sản thuần của công ty con.
- Loại 2: Loại trừ các giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại, NCI tại thời điểm hợp nhất.
- Loại 3: Phân bổ các lợi thế thương mại (nếu có)
- Loại 4: Loại trừ toàn bộ các giao dịch trong tập đoàn
- Loại 5: Xác định lợi ích của cổ đông kiểm soát (NCI) tại thời điểm cuối kỳ
Lưu ý: Ngoài các điều chỉnh trên thì còn các bút toán cần ghi nhận sự điều chỉnh đã thực hiện để lập BCTC kỳ trước. Mục đích đảm bảo tính tích luỹ của các chi tiêu trên ĐCĐKT hợp nhất. Với những bút toán ở kỳ trước đã điều chỉnh vào phần doanh thu & chi phí thì sang kỳ này điều chỉnh qua LNSTCPP để phản ánh ảnh hưởng cuối cùng của kế toán.
>> Tham khảo: Chìa khóa để bán hàng thành công cho các công ty trong danh sách Fortune 500.
Bước 3: Lập bảng bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và bảng tổng hợp về các chi tiêu hợp nhất.
Bước 4: Lập cáo cáo tài chính hợp nhất.
Ngoài ra, cần lưu ý, hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm: Báo cáo tài chính hợp nhất năm, báo cáo tài chính hợp nhất tiến độ. Trong đó gồm các bảng sau:
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất;
- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất;
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất;
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất;